Trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài bao lâu, có tự khỏi không?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là một biểu hiện bất thường của hệ tiêu hoá, gây ra sự khó chịu cho trẻ đó cũng là nguyên nhân trẻ hay quấy khóc. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài bao lâu, liệu có tự khỏi được không? Mẹ có nên bổ sung lợi khuẩn cho con không? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cần được hỗ trợ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây.
I. Các cấp độ rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá là một trong các chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, được biểu hiện dưới 3 cấp độ:
Rối loạn tiêu hoá cấp tính
- Trẻ thường xuất hiện các triệu chứng cấp như: đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải,…và có thể kèm theo sốt, mệt , quấy khóc nhiều,…
- Rối loạn tiêu hoá cấp tính thường kéo dài từ 1-2 ngày, đôi khi kéo dài đến 2 tuần.
Rối loạn tiêu hoá kéo dài
- Trẻ có các biểu hiện ra bên ngoài như: đau âm ỉ phần dưới bụng, thường xuyên trướng bụng, ăn không tiêu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi chua, hăm tã…
- Rối loạn tiêu hoá kéo dài thường từ 2-4 tuần.
Rối loạn tiêu hoá mãn tính
- Trẻ có các biểu hiện: đau bụng, sốt, buồn nôn, mệt mỏi, có máu trong phân,…
- Rối loạn tiêu hoá mãn tính kéo dài từ 4 tuần trở lên.
II. Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá của trẻ
Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hoá có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ:
1. Loạn khuẩn đường ruột
Từ lúc trẻ sinh ra đến 6 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ vi sinh có lợi trong đường ruột của trẻ chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể của trẻ nhỏ các tác nhân gây bệnh như; virus, vi khuẩn,…Trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết bất thường cũng gây ra loạn khuẩn ruột ở trẻ.
Khi trẻ gặp tình trạng nhiễm vi khuẩn (các bệnh viêm họng, viêm phổi, viêm amidan), dùng kháng sinh là phương pháp điều trị căn nguyên của bệnh. …Nhưng ngược lại, kháng sinh diệt cả vi khuẩn có lợi và hại ở trẻ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sau khoảng 2-5 ngày dùng kháng sinh trẻ sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hoá.
2. Ngộ độc thức ăn
Trẻ ăn bị ngộ độc thức ăn do trẻ ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm còn tồn dư hóa chất, quá trình chế biến thức ăn không đảm bảo cho trẻ hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn,…
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện chỉ vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1-2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Triệu chứng rối loạn có thể ngừng hoặc giảm sau khi loại trừ hết độc tố trong đường tiêu hóa. Chú ý tình trạng mất nước khi ngộ độc thức ăn rất nguy hiểm với trẻ, gây cảm giác đau quặn.
3. Nhiễm khuẩn đường ruột
Nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng.
Khi trẻ tiếp xúc với vật nuôi, chơi đồ chơi,…không rửa tay cho trẻ hay thói quen trẻ hay mút tay đó chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây rối loạn tiêu hoá.
Thời gian ủ bệnh thường là 2-5 ngày, sau đó trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng ra bên ngoài như tiêu chảy, phân có chất nhầy, nôn mửa,…
4. Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh:
Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh để hấp thu chất béo, đạm, đường lactose có trong sữa cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ rối loạn tiêu hoá. Các hiện tượng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ngay sau khi trẻ sử dụng sữa hay ăn một bữa ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ.
Trên đây là các nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hoá ở trẻ và thời điểm trẻ xuất hiện triệu chứng. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài có ảnh hưởng đến trẻ không? đọc tiếp dưới đây.
III. Hậu quả nếu rối loạn tiêu hoá kéo dài ở trẻ
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng rất hay gặp ở trẻ, thường tái đi tái lại nhiều lần. Nếu mẹ không điều trị cho con và để trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài thường dẫn đến hậu quả:
- Rối loạn tiêu hoá kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,…gây ra các bệnh nguy hiểm như: tả, lị, viêm đại tràng mạn tính,…
- Suy dinh dưỡng: rối loạn tiêu hoá kéo dài cản trở hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ nhỏ. Trẻ suy dinh dưỡng thường cơ thể rất mệt mỏi, ốm yếu, chóng mặt, đầu óc lú lẫn, khó tiếp thu,…
- Ảnh hưởng đến chức năng não bộ của trẻ.
- Mất nước, mất cân bằng điện giải: trẻ sẽ mất nhiều chất khoáng, chất lỏng cần thiết cho cơ thể và một số chất điện giải như calci, cacbonat, clorua, magie, kali và natri. Dẫn tới suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm trí tử vong nếu mẹ không bù nước và chất điện giải kịp thời cho trẻ.
- Suy yếu các cơ quan nội tạng như ruột non, dạ dày, ruột già,… các trường hợp tiêu chảy nặng có thể ảnh hưởng lớn đến các cơ quan và hoạt động cơ thể của trẻ. Nó có thể dẫn đến suy thận, từ đó giảm lượng nước tiểu trong cơ thể.