TẠI SAO TRẺ BÚ BÌNH HAY BỊ SẶC? NGUYÊN NHÂN & CÁCH XỬ LÝ

Sặc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi bắt đầu học bú bình. Vậy trẻ bú bình hay bị sặc có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng Góc của mẹ tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

Trẻ bú bình hay bị sặc có thể do thói quen bú của bé hoặc do mẹ cho bé bú sai cách Bé bú bình hay bị sặc có thể do thói quen bú của bé hoặc do mẹ cho bé bú sai cách

 

1. Nguyên nhân khiến trẻ bú bình hay bị sặc

Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay bị sặc sữa khi bú bình. Bao gồm cả yếu tố đến từ bé và đến từ cách mẹ cho bé bú bình.

1.1. 4 Nguyên nhân do bé

1 – Bé chưa quen với việc bú bình: Bé dưới 6 tháng tuổi chưa biết cách bú, dễ bú nhanh/chậm/ngậm sai khớp ngậm dẫn đến sặc sữa. Khi bé quen dần việc này sẽ ít xảy ra hơn.

2 – Bé bị đói quá: Nhiều bé ngủ liền tù tì đến sáng, bỏ qua cữ sữa nửa đêm (trẻ sơ sinh cần bú 2 – 3h/lần, khiến buổi sáng ngủ dậy bé bị đói quá. Bé có thể bú mạnh và “vội vàng” khiến sữa chảy ra nhiều hơn, nếu nuốt sữa không kịp dẫn đến sặc sữa.

3 – Bé vừa bú vừa hóng chuyện: Bé 3 – 4 tháng tuổi đã biết hóng chuyện rồi đó mẹ. Nếu lúc cho bé bú mà mẹ nói chuyện với bé hoặc những người xung quanh, bé sẽ mải hóng, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí, bé có thể toét miệng cười khiến sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa.

4 – Bé bú bình khi buồn ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho bé bú bình nằm, khiến bé dễ ngủ quên trong lúc bú. Nhất là với những bé dưới 3 tháng, lực hút còn yếu chưa tự ti được cần sử dụng núm ti có lỗ cắt hình tròn.,Khi đó, sữa  tự chảy vào miệng bé mà không cần lực hút. Khi bé hít thở nhanh, bé có thể hít sữa lên mũi, đi vào khí quản, phế quản gây ra sặc sữa.

Bé bú bình khi buồn ngủ rất dễ bị sặc sữa
Bé bú bình khi buồn ngủ rất dễ bị sặc sữa

1.2. 6 Nguyên nhân do cách mẹ cho bé bú

1 – Núm vú để xa so với miệng bé: Nếu núm vú để xa, miệng bé ngậm không kín khiến không khí dễ chui vào miệng bé, bé dễ hút phải không khí trong lúc bú, gây trướng bụng, sặc sữa hoặc nôn sau khi bú.

2 – Trẻ bú bình hay bị sặc do mẹ cho bé bú sai tư thế: Mẹ cho bé bú bình trong khi bé đang trong tư thế gập cổ hoặc ngửa cổ sẽ khiến bé khó nuốt sữa, dễ bị sặc sữa.

Bé bú bình trong tư thế ngửa cổ rất dễ gây sặc sữa
Bé bú bình trong tư thế ngửa cổ rất dễ gây sặc sữa

3 – Cho bé bú lúc bé đang quấy khóc: Có mẹ nghĩ rằng bé quấy khóc là dấu hiệu bé đang đói sữa và cần cho bú ngay. Tuy nhiên khi bé đang khóc mà mẹ cho núm ti bình vào miệng bé luôn bé rất dễ bị sặc do chưa sẵn sàng bú. Mẹ hãy kiên nhẫn dỗ bé nín khóc đã rồi mới cho bé bú bình mẹ nha.

4 – Trẻ bú bình hay bị sặc do mẹ đặt bé nằm ngay sau lúc bú: Ngay sau khi bú, sữa vẫn còn ở thực quản, chưa xuống đến dạ dày bé. Nếu đặt bé nằm ngay sau đó, sữa từ thực quản dễ sặc lên mũi gây sặc sữa (do cấu tạo mũi và họng thông nhau). Vì vậy ngay sau khi bú, mẹ hãy bế bé dựng lên và vỗ ợ hơi cho bé, sau khoảng 5 – 10 phút hãy đặt bé nằm mẹ nhé!

5 – Mẹ ép bé bú sữa quá nhiều: Nếu bé không muốn bú nữa, mẹ không nên ép bé vì lúc này bé có xu hướng không nuốt, sữa đầy miệng nên dễ bị sặc.

6 – Núm vú có kích thước dòng chảy quá lớn: Với các bé sơ sinh, mẹ thường sử dụng núm ti có lỗ cắt hình tròn vì bé chưa tự mút được. Thiết kế này giúp sữa có thể tự chảy vào miệng bé ngay cả khi bé không mút. Nếu kích thước lỗ tiết sữa quá to, sữa chảy xuống nhiều và nhanh hơn tốc độ bú của bé, bé nuốt không kịp dẫn đến sặc sữa.

Núm ti bình không phù hợp cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc sữa ở bé
Núm ti bình không phù hợp cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sặc sữa ở bé

2. Trẻ bú bình hay bị sặc có nguy hiểm không?

Đây là vấn đề thường gặp ở bé, đặc biệt với các bé mới tập ti bình những ngày đầu tiên. Khi thấy con mẹ sặc, mẹ hiểu con, bình tĩnh xử lý kịp thời, con sẽ không gặp phải bất kỳ nguy hiểm nào đâu ạ.

Tuy nhiên, cũng giống việc người lớn bị sặc nước, việc sặc sữa khiến bé bị kích ứng mũi, đau nhức mũi và quấy khóc. Nếu tình trạng sặc sữa diễn ra thường xuyên, bé sẽ sợ bú sữa, lâu dần sẽ chán ăn, biếng ăn, chậm lớn,…

Ngoài ra, sặc sữa khiến sữa đi vào đường hô hấp gây ngạt thở. Nặng hơn sẽ để lại những di chứng nguy hiểm như tổn thương não (xuất huyết, chết não) hay viêm phổi (do khi hít phải thức ăn, vi trùng đường ruột được đưa lên phổi), hoặc thậm chí có thể tử vong.

Trẻ bú bình hay bị sặc có thể khiến trẻ chán ăn, chậm lớn
Trẻ bú bình hay bị sặc có thể khiến trẻ chán ăn, chậm lớn

Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề này. Lưu lại cách xử lý khoa học được các chuyên gia trong ngành chia sẻ dưới đây để luôn tự tin mỗi khi cho con tu ti mẹ nhé!

3. Mách mẹ cách xử lý khi trẻ bú bình hay bị sặc

Khi mẹ thấy bé bị sặc sữa khi bú bình, thực hiện ngay theo các bước sau:

  • Bước 1: Để bé ngồi dậy giúp bé dễ thở hơn.
  • Bước 2: Mẹ nhanh chóng dùng miệng hút sữa ra khỏi miệng và mũi bé. hút sữa từ miệng bé trước, mũi sau, càng nhanh càng tốt
  • Bước 3: Hơi dốc ngược bé lên và vỗ nhẹ lưng bé. Một tay đỡ ngực bé, lòng bàn tay còn lại vỗ nhẹ 5 cái vào lưng bé ở giữa 2 xương bả vai nhằm tăng áp lực lồng ngực giúp sữa trào hết ra ngoài.
Sau khi sơ cứu xong cho bé, mẹ vỗ mông hoặc đùi để bé tỉnh, khóc và thở được.
Sau khi sơ cứu xong cho bé, mẹ vỗ mông hoặc đùi để bé tỉnh, khóc và thở được.
  • Bước 4: Nếu thấy bé vẫn khó thở, mặt tím tái, mẹ đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng như giường, sàn, dùng ngón tay trỏ và ngón giữa ấn đột ngột một lực vừa phải xuống phần dưới xương ức của bé. Lặp lại 5 – 10 lần cho đến khi bé hết sặc, có thể thở bình thường.

Sơ cứu xong, nếu bé vẫn còn quấy khóc, khó chịu, mẹ đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để thăm khám nhé!

Viết bình luận của bạn