Nhạc cụ và sự hứng thú của trẻ rối loạn tự kỷ

Trẻ nhỏ thường thích những đồ chơi phát ra âm thanh, chúng không chỉ gây hứng thú qua những bản nhạc vui nhộn mà còn khiến bọn trẻ tò mò, muốn tìm hiểu và khám phá. Trẻ tự kỷ cũng vậy, tuy nhiên mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau.

1. Vai trò nhạc cụ với trẻ rối loạn tự kỷ

 

Ví dụ như khi nghe giai điệu quen thuộc vang lên, có bạn đang nhảy tưng tưng có bạn thì đứng lặng yên, có bạn thì mắt lơ đãng nhìn quanh nhưng tai vẫn chăm chú lắng nghe hoặc bạn thì quay người về phía phát ra âm thanh hay bạn khác bịt tai thật chặt...

Và người làm trị liệu âm nhạc cần hết sức nhạy cảm để đưa ra tiếp tục hay dừng lại, lựa chọn âm thanh, âm lượng, cường độ, thể loại phù hợp để tác động tới đứa trẻ. Bởi âm nhạc cho trẻ tự kỷ không phải là chiếc cầu nối dễ dàng tới tất cả mọi người và nếu dùng sai cách thì hậu quả vô hình chúng ta khó lường trước được.

2. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có hứng thú, tò mò về nhạc nên làm gì?


Sau đây là một số gợi ý nho nhỏ để tạo sự tương tác xã hội thông qua âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ với các bé:

2.1 Bấm một số phím chức năng trên đàn để chúng phát ra những âm thanh khác nhau

Vì cái trẻ chú ý lúc này là âm thanh và món đồ chơi phát ra tiếng động nên đừng làm trẻ mất tập trung hay trì hoãn sự tò mò bằng lời nói của bạn, trẻ sẽ chán nản và mất tập trung chú ý. Nên bạn hãy có thái độ khích lệ bằng giọng nói (Woa! Ồ! Tuyệt thế!...) và biểu cảm trên khuôn mặt thể hiện sự động viên, khuyến khích khi trẻ phát hiện ra một điều mới lạ.

2.2 Bắt chước tiếng Âm thanh phát ra

Trên các đồ chơi phát ra âm thanh hoặc nhạc cụ thường có tiếng kêu của các con vật, phương tiện giao thông, tiếng trống kèn... hãy mô phỏng lại tiếng động đó và tạo sự chú ý của trẻ bằng cách nói to, nhỏ, ngân dài, ngắn tiếng... bắt đầu xây dựng tương tác thông qua giao tiếp mắt ngắn.

âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ

Sử dụng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ với cách bắt chước tiếng Âm thanh phát ra

 

2.3 Tạo tình huống để trẻ giao tiếp

Trong lúc trẻ không để ý hãy tắt nhạc cụ, để trẻ yêu cầu sự giúp đỡ từ người lớn (nhìn mắt, cầm tay, chỉ, nói...).

âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ

Sử dụng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ với cách bắt chước tiếng Âm thanh phát ra

 

2.3 Tạo tình huống để trẻ giao tiếp

Trong lúc trẻ không để ý hãy tắt nhạc cụ, để trẻ yêu cầu sự giúp đỡ từ người lớn (nhìn mắt, cầm tay, chỉ, nói...).

Khi trẻ có tín hiệu phản ứng và hồi đáp lại hãy mở nhạc cụ để âm thanh phát ra ngay lập tức. Tiếp tục kết nối bằng cách vừa chơi nhạc vừa hát tặng bé một bài hát, một giai điệu ngắn mà trẻ yêu thích.

2.4 Bắt chước hành động/ âm thanh trẻ phát ra

Để chuyển sự chú ý và quan tâm của trẻ với đồ vật sang giao tiếp với người khác thì việc bắt chước hành động và âm thanh trẻ phát ra trong khi chơi luôn là cách hiệu quả. Bạn cũng có thể cường điệu hóa hành động/ âm thanh ấy lên bằng cách nói to hơn một chút và biểu cảm rõ rệt cảm xúc trên khuôn mặt. Nên nhớ, lấy trẻ làm trung tâm và để trẻ dẫn dắt chứ không phải yêu cầu trẻ làm theo hành động của người lớn.

2.5 Xác định nhạc cụ mà trẻ yêu thích/ không thích

Trẻ tự kỉ luôn hứng thú và chú ý tới món đồ mà trẻ thực sự yêu thích. Hãy quan sát và ghi chép lại nhạc cụ mà trẻ yêu thích được làm bằng chất liệu gì, âm thanh phát ra như thế nào... bởi không phải loại nhạc cụ nào cũng khiến trẻ thích thú. Có những bạn yêu thích tiếng trống, tiếng đàn piano nhưng rất sợ tiếng leng keng chói tai của những nhạc cụ được làm từ đồng, sắt (VD: Tamborine, xylophone...) hoặc có những bạn chỉ thích nghe tiếng nhạc phát ra từ nhạc cụ nhưng không thích nghe tiếng hát. Một số trẻ lại có ấn tượng không tốt với một số bài hát vì trong kí ức đã có những trải nghiệm không vui gắn với giai điệu ấy (ví dụ như bài hát ru vì nghe thấy bài ấy bạn ấy biết phải đi ngủ nên không thích).

Viết bình luận của bạn