Kiểm soát đường thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Kiểm soát đường thở ở trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt quan trọng trong các trường hợp trẻ bị suy hô hấp, ngưng tim do chấn thương, khối u, bệnh lý,... Kiểm soát đường thở ở trẻ có nhiều điểm khác so với người trưởng thành, do đặc điểm giải phẫu cũng như bệnh lý ở trẻ.
1. Điểm khác biệt giữa đường thở ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn
Đường thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đặc điểm như sau:
- Đầu vào thanh quản đến bờ bờ dưới sụn nhẫn
- Thanh quản gồm xương móng và các loại sụn:
Sụn đơn: Giáp, nhẫn, nắp thanh môn
Sụn đôi: phễu, chêm, sừng
Có 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa đường thở ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn như sau:
Thanh quản ở trẻ cao hơn
Thanh quản ở trẻ em cao hơn (C2-3) so với thanh quản ở người lớn (C4-5)
Lưỡi tương đối lớn
Dẫn tới việc:
- Tắc nghẽn đường thở
- Buộc trẻ thở mũi
- Khó nhìn thấy thanh quản
- Đèn nội khí quản lưỡi thẳng nâng hoàn toàn nắp thanh quản, thuận lợi đặt nội khí quản (NKQ) cho trẻ em
-
Dây thanh âm góc cạnh
Dẫn tới việc:
- Dây thanh âm trẻ em gắn vào khí quản góc cạnh hơn, trong khi dây thanh âm người lớn vuông góc hơn;
- Đặt NKQ đường mũi khó khăn vì khi đặt mù ống NKQ dễ dàng nằm ở mép trước hơn là trong khí quản.
-
Hình dạng nắp thanh quản khác nhau
- Người lớn có nắp thanh quản rộng hơn, trục song song với khí quản;
- Nắp thanh quản trẻ em có hình omega (Ώ), trục luôn tạo với khí quản 1 góc;
- Điều này gây khó khăn trong việc nâng nắp thanh quản bằng đèn NKQ.
-
Thanh quản ở trẻ em hình phễu, phần hẹp nhất ở sụn nhẫn
Thanh quản trẻ nhỏ có hình phễu, trong đó phần hẹp nhất tại sụn nhẫn do bộ phận này ở trẻ kém phát triển, trong khi đó nơi hẹp nhất nơi mở 2 dây thanh môn
- NKQ vừa khít có thể gây phù nề và tổn thương sau khi rút ống.
- NKQ không bóng chèn thì thích hợp hơn cho trẻ < 8 tuổi.
-
Mềm sụn thanh quản
2. Mục đích kiểm soát đường thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Kiểm soát đường thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp bảo vệ đường thở, cung cấp đủ nhu cầu oxy và thông khí. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đường thở bất thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần can thiệp như:
- Khối u cổ bẩm sinh (u quái nang, cystic hygroma, lymphoma, Dermoid cysts, lymphangiomas, neurofibroma, hemangioma).
- Bất thường đường thở bẩm sinh (Choanal atresia, laryngeal web, tracheomalacia, dò khí thực quản, laryngomalacia, hẹp thanh quản, vòng mạch, hẹp khí quản)
- Các hội chứng bất thường bẩm sinh (Turner, Down’s, Pierre Robin Syndrome, Treacher Collin, Goldenhar, Achondroplasia, Hallermann-Streiff, Apert, Crouzan)
- Tình trạng viêm (viêm nắp thanh quản, peritonsillar abscess, viêm amidan cấp, viêm thanh khí phế quản, abscess thành sau họng, nghẹt mũi, viêm khí quản do vi khuẩn, adenoidal hypertrophy, viêm khớp dangj thấp thiếu niên)
- Chấn thương (rách, bỏng, gãy xương/trật khớp, tắc nghẽn bạch huyết/ tĩnh mạch, viêm thanh quản sau đặt NKQ, chấn thương đường hô hấp...
- Bệnh lý chuyển hóa (mucopolysaccharidosis, suy giáp bẩm sinh, bệnh lý dự trữ glycogen, Hội chứng Beckwith Wiedemann, co thắt thanh quản do giảm canxi máu)
- Thực tế, có tới 80% trường hợp ngừng tim ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do suy hô hấp, xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi. Can thiệp kiểm soát đường thở đặc biệt quan trọng để duy trì sự sống của trẻ trong trường hợp này. Sự cố hô hấp được ghi nhận nhiều nhất là các trường hợp chấn thương.
-
Kiểm soát đường thở ở trẻ sơ sinh cung cấp đủ nhu cầu oxy và thông khí
2. Các thiết bị đường khí đạo thường dùng để kiểm soát đường thở ở trẻ
Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thiết bị đường khí đạo phù hợp để thông đường thở, kiểm soát và duy trì cho trẻ. Một số thiết bị thường dùng gồm:
2.1 Mask nhựa trong suốt
Lựa chọn Mask nhựa trong suốt thông đường thở cho trẻ thường chọn với khoảng chết tối thiểu, đồng thời giúp quan sát chất tiết, chân nôn ở miệng cũng như màu sắc môi dễ dàng.
2.2 Canuyn miệng
Nên lưu ý lựa chọn kích cỡ Canuyn miệng phù hợp, kiểm tra bằng cách đặt gần mặt trẻ, sao cho đầu canuyn chạm tới góc hàm dưới.
2.3 Đèn nội khí quản
Một số lưu ý lựa chọn đèn nội khí quản kiểm soát đường thở ở trẻ như sau:
Tay cầm
Tay cầm nhỏ phù hợp sử dụng với lưỡi đèn nhỏ, phù hợp với kích thước giải phẫu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lưỡi đèn
Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, lưỡi đèn thẳng được khuyên dùng, bởi đầu thon dài và gờ nhỏ giúp đem đến tầm nhìn thanh quản tốt hơn. Bác sĩ có thể dễ thao tác ở nắp thanh môn do khoang miệng trẻ nhỏ.
Trẻ trên 5 tuổi có thể sử dụng lưỡi đèn cong.
Lựa chọn kích cỡ lưỡi đèn
2.4 Ống nội khí quản
Thông thường, ống nội khí quản không bóng chèn dùng cho trẻ dưới 6 tuổi (có đường kính 5,5mm hoặc nhỏ hơn). Lựa chọn kích cỡ ống nội khí quản như sau:
Kiểm soát đường thở của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những kỹ thuật khó cần được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn tốt để hạn chế những rủi ro, biến chứng cho trẻ. Bởi vậy, bạn nên chọn những cơ sở y tế uy tín để điều trị cho bé.